HƯỚNG DẪN ĐẶT HÀNG

1 click nủt ĐẶT HÀNG NHANH
2 Upload file và điền thông tin
3 Hoàn thành & chờ gọi xác nhận

Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi 0766.341.341 . Xin cảm ơn !

GIỜ LÀM VIỆC

Thứ 2-7 8:30AM - 6:00PM
Nhận hàng online: 24/24
ĐẶT HÀNG NHANH

Filter là gì, các loại filter cho ống kính

by INHUYDAT / 20-10-2016, 00:00

Filter là gì, các loại filter cho ống kính

Filter là gì, các loại filter cho ống kính
Hiện nay việc chụp ảnh đang dần trở nên thông dụng, cùng với việc nhiều thiết bị hỗ trợ thì có một thiết bị mà bạn cần khi sử dụng đó là Filter. Vậy filter có tác dụng gì và có những loại này chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên filter là gì?
Filter thực ra là kính lọc,nó dùng để lọc ánh sáng ( Thường là ánh sáng ban ngày của mặt trời) . Nếu đã học vật lý thì trong quang phổ, nếu ta phân tích ra thì ánh sáng của tự nhiên sẽ có nhiều màu tác động đến màu ảnh chụp của ta,vì vậy phải dùng kính lọc để ngăn cản màu này và cho màu khác đi qua ống kính thu hình của bạn.

phoi bien

Filter là gì, các loại filter cho ống kính

 

 

Filter là gì, các loại filter cho ống kính

Vậy có những loại kính lọc Filter nào?
-UV: (Viết tắt của Ultra Violet), loại này dùng để cản bớt tia cực tím tác động tránh làm ảnh bị mù, nó được dùng trong các trường hợp muốn chụp ảnh trong trẻo , và rõ nét trong sương mù.
-MC: (Viết tắt của Multi coating) , kính lọc này có lớp tráng hóa chất nhằm chống lóe được tráng lên, có tác dụng chống các trường hợp ảnh chụp bị lóe do bạn chụp ngược sáng.
-MCUV: Là loại kết hợp cả 2 cái ở trên và tác dụng như trên.
-Sky light: Đây là kính lọc để bảo vệ ống kính, giúp lọc hiện tượng áp sắc xanh của bầu trời.
-ND: Đây là kính xám trung tính, nó có tác dụng cản bớt cường độ ánh sáng đi vào cảm biến, thường dùng khi chụp khi trời nắng to…
-Polarizing: Đây là kính có tác dụng lọc bớt bóng phản chiếu..
Và còn một số loại kính lọc cao cấp nữa nhưng chung quy lại là có 3 loại cơ bản đó là UV ( bảo vệ ống kính là chính chống va đập trầy xước ngoài ra còn chống tia UV) , CPL (Thường dùng để chụp bầu trời xanh và giảm độ chói sáng) và ND/GND (Dùng để giảm tốc độ chụp, loại này để chụp mặt trời hay phơi biển lúc hoàng hôn, bình minh, chụp dòng nước mềm mịn như lụa…) ngoài ra còn một số filter pro khác nữa…

Khi phơi sáng dài, ví dụ bạn muốn làm mịn dòng sông đang chảy hay mặt nước biển, dòng sông… thì tốt hơn cả bạn hãy trang bị một filter ND/GND cho mình. Nó không chỉ giúp bạn tùy chỉnh máy móc dễ dàng hơn mà kết quả có thể rất hoàn hảo hơn ý muốn.
Camera cũng như đôi mắt của chính bạn vậy. Khi đi ngoài trời qua nắng thì bạn phải kiếm kính râm để đeo bảo vệ mắt. Đối với ống kính nó cũng vậy thôi, mua filter để bảo vệ cho nó. Khi bạn chụp ảnh phong cảnh vào ban ngày khi trời nắng, do dải dynamic range sẽ có hạn, và thật khó để máy ảnh có thể thu được thông tin của 2 vùng có độ chênh lệch ánh sáng quá lớn. Vì vậy mua một filter là công cụ rất tuyệt vời để bạn có thể dễ dàng chụp ảnh đẹp mà không cần nhờ vào sự giúp đỡ củaphần mềm Photoshop.
Vậy ta sử dụng chúng như thế nào?
Bạn có thể sử dụng các tấm kính lọc độc lập với nhau hoặc cũng có thể ghép nhiều kính lọc lại cùng lúc. Và sẽ có một loại phụ kiện sẽ giúp bạn kết hợp các tấm kính này lại với nhau khi cần.

Bạn nên nhớ đừng ham rẻ mà mua loại filter rẻ tiền vì khi gắn loại kém chất lượng và thì hình ảnh sẽ kém hơn cả khi bạn không gắn filter nữa. Vì vậy bạn nên tìm các cửa hàng bán phụ kiện máy ảnhuy tín để tránh hiện tượng mua phải hàng không tốt.

Khi sử dụng filter bạn chuyển hình qua file raw để có hình ảnh mang về xử lý hậu kỳ tạo ra sản phẩm tốt hơn. Dĩ nhiên file JPG cũng ok. Thông thường về máy ảnh bạn nên sử dụng các thân máy Fullframe vì các thân máy này cho chi tiết tốt và độ mịn cao. Dĩ nhiên dòng crop cũng ổn. Về ống kính thì bạn nên xài các ống kính có tiêu cự góc rộng, ví dụ Canon EF 17-40 F/4L, Tokina 12-24 f/4, Zeiss 21 f/2.8

Và khi chụp thác nước, thì hãy nhớ luôn mang theo kính lọc GND, bởi vì chỉ cần phơi sáng dài thêm hơn khoảng 1 giây thôi là bạn có thể thấy bức hình cho ra đã hoàn toàn có thể rất khác biệt rồi. Vừa rồi là bài viết Filter là gì, các loại filter cho ống kính Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn

TOP